Một ông tăng già viết chữ “Tâm”, kiểu chữ Hán, tượng hình cho trái tim, lên cổng, cửa sổ và tường của ngôi nhà nhỏ của ông ta. Pháp Nhãn nghĩ như vậy là sai và muốn sửa lại cho đúng, nói, “Cổng phải có chữ cổng, cửa sổ và tường mỗi cái phải có chữ riêng của nó.” Huyền Giác nói, “Cổng tự nó hiện bày chẳng cần có chữ, cửa sổ và tường cũng vậy, chẳng cần bản hiệu gì cả.”

Như Huyễn: Ông tăng già thừa nhận rằng cổng, cửa sổ và tường là hiện thân của tâm. Ông ta giống như Hegel, thấy thế giới như là quá trình tư tưởng, cái khác nhau là Hegel tự nhốt mình trong suy lý còn ông tăng thì đã làm mình tự do với suy lý. Vả lại, chủ nghĩa lý tưởng có tính chất tuyệt đối của Hegel bám víu vào cái gì đó để thành hình trong thực tế, ông tăng thì đã vượt qua bên kia danh và tướng để ở trong ngôi nhà vô hình mà cổng, cửa sổ và tường của nó không là gì cả mà chỉ là tâm.

Pháp Nhãn ủng hộ ông tăng một phần, tự mình tỏ ra có khác. Có thể sư đã nói, “Tôi hài lòng với cổng, cửa sổ và tường. Tại sao ông còn dán nhãn hiệu cho chúng nữa?”

Huyền Giác cảm thấy rằng sự vật tự chúng bày tỏ chẳng cần tên gì cả.

Genro: Tôi sẽ viết chữ “cửa sổ” lên cổng, chữ “tường” lên cửa sổ, và chữ “cổng” lên tường.

Như Huyễn: Tôi hiểu câu nói của Genro, nhưng quí vị không những chỉ vào nhà của ông tăng già đã sống mà còn để cho cái nhà ấy nhập vào quí vị.

Xem thêm:

Chữ Tâm




Một ông tăng già viết chữ “Tâm”, kiểu chữ Hán, tượng hình cho trái tim, lên cổng, cửa sổ và tường của ngôi nhà nhỏ của ông ta. Pháp Nhãn nghĩ như vậy là sai và muốn sửa lại cho đúng, nói, “Cổng phải có chữ cổng, cửa sổ và tường mỗi cái phải có chữ riêng của nó.” Huyền Giác nói, “Cổng tự nó hiện bày chẳng cần có chữ, cửa sổ và tường cũng vậy, chẳng cần bản hiệu gì cả.”

Như Huyễn: Ông tăng già thừa nhận rằng cổng, cửa sổ và tường là hiện thân của tâm. Ông ta giống như Hegel, thấy thế giới như là quá trình tư tưởng, cái khác nhau là Hegel tự nhốt mình trong suy lý còn ông tăng thì đã làm mình tự do với suy lý. Vả lại, chủ nghĩa lý tưởng có tính chất tuyệt đối của Hegel bám víu vào cái gì đó để thành hình trong thực tế, ông tăng thì đã vượt qua bên kia danh và tướng để ở trong ngôi nhà vô hình mà cổng, cửa sổ và tường của nó không là gì cả mà chỉ là tâm.

Pháp Nhãn ủng hộ ông tăng một phần, tự mình tỏ ra có khác. Có thể sư đã nói, “Tôi hài lòng với cổng, cửa sổ và tường. Tại sao ông còn dán nhãn hiệu cho chúng nữa?”

Huyền Giác cảm thấy rằng sự vật tự chúng bày tỏ chẳng cần tên gì cả.

Genro: Tôi sẽ viết chữ “cửa sổ” lên cổng, chữ “tường” lên cửa sổ, và chữ “cổng” lên tường.

Như Huyễn: Tôi hiểu câu nói của Genro, nhưng quí vị không những chỉ vào nhà của ông tăng già đã sống mà còn để cho cái nhà ấy nhập vào quí vị.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Cho dù bạn đã gom góp được bao của cải,
Nhưng khi bỏ đời này để bước qua cuộc đời kế tiếp, 
Bạn sẽ đơn độc một mình, không vợ chồng con cái, 
Không áo quần và không bè bạn,
Như một người bị kẻ thù vây bắt giữa sa mạc. 
Ngay cả tên gọi của mình cũng còn không có, 
Thì cần quan tâm gì đến chuyện khác nữa?

-- ĐỨC PHẬT


Nối kết được với cuộc đời kế tiếp trong khi đang ở trong giai đoạn thân trung ấm là một quá trình của sự hấp dẫn và sự ghê tởm. Loài sinh vật được đẻ ra từ trứng ở bên ngoài thân thể của chúng, và loài người được sinh ra từ tử cung, cả hai đều sẽ thấy các cảnh tượng, một là cha mẹ đang thực sự trong trạng thái giao hợp tình dục, hoặc hai là nhìn thấy hình ảnh của sự kiện này, rồi phát khởi sự thèm muốn đến người cha hay người mẹ khác phái [ví dụ, đứa bé trai sẽ thèm muốn người mẹ], hoặc sẽ cảm thấy ghê tởm đối với người cha hay người mẹ đồng phái [ví dụ, đứa bé trai sẽ ghê tởm người cha]. 

Khi chúng sinh trong thân trung ấm khởi sự muốn ôm ấp người mà chúng thèm muốn [cha hay mẹ] thì bỗng chốc, tất cả cái gì mà chúng thấy sẽ chỉ là bộ phận sinh dục của người đó, và rồi chúng sinh ấy sẽ nổi cơn giận dữ. Qua sự kiện này, sự hấp dẫn và sự ghê tởm sẽ đem đến cái chết cuối cùng của chúng sinh trong thân trung ấm.

Chúng ta phải nói rằng đây là phương cách mà đôi lúc trạng thái trung ấm sẽ kết thúc. Bởi vì [trong thời đại này], sự thụ thai nhân tạo đã đi ngược lại với một số những gì mà trong kinh văn đã mô tả là những điều cần thiết [để thọ sinh].

Đặc biệt trong kinh văn nói rằng, cha mẹ phải nằm chung với nhau trong một sự kích thích tình dục rất mãnh liệt.

Nhưng ngày nay, tinh trùng của người cha được giữ ở tại phòng thí nghiệm và được đưa vào trong tử cung của người mẹ mà không cần phải có sự kích thích tình dục.

Phương pháp này đi ngược lại với kinh điển và đây là một sự thật mà chúng ta buộc phải chấp nhận. Là những người đệ tử noi theo truyền thống của Đại học viện Nalanda tại xứ Ấn Độ cổ, chúng ta buộc phải chấp nhận lý luận và sự nghiên cứu, khảo sát đúng đắn. Nếu nhìn theo cái nhìn như thế [thụ thai nhân tạo] thì lối giải thích thông thường mà trước nay chúng ta vẫn tìm thấy [trong kinh điển Phật giáo] sẽ trở thành phiến diện.

Ngay cả trong kinh điển Phật giáo cũng có nhắc đến câu chuyện của một cặp vợ chồng nọ. Họ đã trở thành những người sống đời độc thân – một người là tu sĩ và một người là sư cô. Một ngày kia, người đàn ông, dưới sự sai sử của những hồi ức trong quá khứ, đã đuổi theo người vợ cũ. Khi ông chạm vào thân của bà thì tinh dịch của ông bị xuất ra, lấm vào y áo của bà. Sau đó, người đàn bà cũng bị sai sử bởi những hồi ức trong quá khứ, đã đặt một chút tinh dịch của ông vào trong âm hộ của bà. Một thời gian sau, một đứa bé đã chào đời. Cho nên, ngay cả trong kinh điển Phật giáo trong giai đoạn đầu tiên cũng đã đi ngược lại với lý thuyết cho rằng sự thụ thai chỉ có thể xảy ra trong khi cha mẹ đang ở trong trạng thái giao hợp tình dục.

Phật pháp ứng dụng Một tái sinh tốt lành

Cũng tương tự như thế, trước đây cũng có câu chuyện kể về chính dòng truyền thừa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khởi thủy đến từ một người tên là Người Bạn Mặt Trời. Tinh dịch của ông bố của người này đã rơi vãi trên một cánh lá, và đã được sưởi ấm bởi hơi ấm của mặt trời, và sau đó đã tạo thành ra hai đứa bé. Hai câu chuyện trên đây, khi xưa nghe có vẻ như là chuyện thần thoại, nhưng ngày nay, là chuyện hiện thực mà khoa học có thể làm được. 

Cho dù thông thường thì sự thụ thai cần có một số điều kiện nào đó để có thể xảy ra, nhưng không nhất thiết luôn luôn phải là như vậy. Cũng giống như thế, sự kết thúc của trạng thái trong thân trung ấm không nhất thiết đòi hòi sự khát ái đối với người cha hay người mẹ khác phái, hoặc đòi hỏi sự bức xúc khi cuối cùng chỉ nhìn thấy bộ phận sinh dục.

Nếu tiếp tục duy trì phần tu tập tâm linh như đã được cắt nghĩa trong các đoản kệ trước đây trong thi kệ do đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất biên soạn, thì sau đó, bạn sẽ có thể tái sinh trong một thân tướng đặc biệt để hỗ trợ cho sự sống của bạn. Qua đó, bạn sẽ có khả năng hoàn tất được những con đường tu tập còn lại của Mật thừa, dẫn đến đại giác ngộ viên mãn. 

Bạn cũng có thể tái sinh trong những cảnh giới lạ thường, là trú xứ của những chúng sinh có tên gọi “các vị du hành trên không trung,” là những hành giả tu tập Mật thừa. Hoặc cũng có thể bạn sẽ tái sinh trong những cảnh giới bình thường hơn, nơi có giáo pháp, có các bậc đạo sư và có được sự tự do để có thể tu tập. Trong những trường hợp tái sinh tốt lành như thế, bạn sẽ phải thọ các giới nguyện để giữ giới hạnh và đạt được tam học – tức là ba phương thức tu hành gồm có giới, định và tuệ (giới hạnh, thiền định và trí tuệ). Đây chính là gốc rễ của sự thăng tiến tâm linh của bạn. 

Qua các giai đoạn tu tập này, bạn sẽ hoàn tất viên mãn những bước còn lại để đạt đến Phật quả, là một trạng thái hiến mình trọn vẹn, phụng sự các chúng sinh khác. Tâm nguyện cuối cùng trong thi kệ của đức Ban Thiền Lạt Ma là hướng đến chính một tương lai như thế đó. Hãy nhớ rằng, mục đích tối hậu của việc tu hành trong đạo Phật là để phụng dưỡng các chúng sinh khác, và để có thể làm được việc này một các hữu hiệu nhất thì điều vô cùng cần thiết là phải đạt được thân và ý thuần tịnh. Mục đích là làm thế nào để có thể giúp được vô lượng vô số chúng sinh xuyên qua vô lượng vô số phương tiện thiện xảo khác nhau.

Khi bạn tu tập, đừng để cho con đường tu đơn thuần trở thành là một cái gì bên ngoài bản thân bạn, mà hãy làm thế nào để cho tâm của bạn trở thành chính con đường tâm linh. Nếu không, cho dù bạn có cố gắng tu tập đi chăng nữa thì có thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi và ngay cả thế, đôi khi lại còn cảm thấy khó chịu nữa. Đừng chỉ tụng đọc suông những ngôn từ trong thi kệ Ước Nguyện Thoát Khỏi Những Ngõ Hẹp Đầy Hiểm Nguy Của Thân Trung Ấm, Kẻ Anh Hùng Thoát Khỏi Sợ Hãi của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất, mà hãy công phu hành trì các điều ấy hằng ngày, qua phương thức quán chiếu (thiền quán) và đưa được ý nghĩa vào bên trong giòng tâm thức.

Xem thêm:

Một tái sinh tốt lành

Cho dù bạn đã gom góp được bao của cải,
Nhưng khi bỏ đời này để bước qua cuộc đời kế tiếp, 
Bạn sẽ đơn độc một mình, không vợ chồng con cái, 
Không áo quần và không bè bạn,
Như một người bị kẻ thù vây bắt giữa sa mạc. 
Ngay cả tên gọi của mình cũng còn không có, 
Thì cần quan tâm gì đến chuyện khác nữa?

-- ĐỨC PHẬT


Nối kết được với cuộc đời kế tiếp trong khi đang ở trong giai đoạn thân trung ấm là một quá trình của sự hấp dẫn và sự ghê tởm. Loài sinh vật được đẻ ra từ trứng ở bên ngoài thân thể của chúng, và loài người được sinh ra từ tử cung, cả hai đều sẽ thấy các cảnh tượng, một là cha mẹ đang thực sự trong trạng thái giao hợp tình dục, hoặc hai là nhìn thấy hình ảnh của sự kiện này, rồi phát khởi sự thèm muốn đến người cha hay người mẹ khác phái [ví dụ, đứa bé trai sẽ thèm muốn người mẹ], hoặc sẽ cảm thấy ghê tởm đối với người cha hay người mẹ đồng phái [ví dụ, đứa bé trai sẽ ghê tởm người cha]. 

Khi chúng sinh trong thân trung ấm khởi sự muốn ôm ấp người mà chúng thèm muốn [cha hay mẹ] thì bỗng chốc, tất cả cái gì mà chúng thấy sẽ chỉ là bộ phận sinh dục của người đó, và rồi chúng sinh ấy sẽ nổi cơn giận dữ. Qua sự kiện này, sự hấp dẫn và sự ghê tởm sẽ đem đến cái chết cuối cùng của chúng sinh trong thân trung ấm.

Chúng ta phải nói rằng đây là phương cách mà đôi lúc trạng thái trung ấm sẽ kết thúc. Bởi vì [trong thời đại này], sự thụ thai nhân tạo đã đi ngược lại với một số những gì mà trong kinh văn đã mô tả là những điều cần thiết [để thọ sinh].

Đặc biệt trong kinh văn nói rằng, cha mẹ phải nằm chung với nhau trong một sự kích thích tình dục rất mãnh liệt.

Nhưng ngày nay, tinh trùng của người cha được giữ ở tại phòng thí nghiệm và được đưa vào trong tử cung của người mẹ mà không cần phải có sự kích thích tình dục.

Phương pháp này đi ngược lại với kinh điển và đây là một sự thật mà chúng ta buộc phải chấp nhận. Là những người đệ tử noi theo truyền thống của Đại học viện Nalanda tại xứ Ấn Độ cổ, chúng ta buộc phải chấp nhận lý luận và sự nghiên cứu, khảo sát đúng đắn. Nếu nhìn theo cái nhìn như thế [thụ thai nhân tạo] thì lối giải thích thông thường mà trước nay chúng ta vẫn tìm thấy [trong kinh điển Phật giáo] sẽ trở thành phiến diện.

Ngay cả trong kinh điển Phật giáo cũng có nhắc đến câu chuyện của một cặp vợ chồng nọ. Họ đã trở thành những người sống đời độc thân – một người là tu sĩ và một người là sư cô. Một ngày kia, người đàn ông, dưới sự sai sử của những hồi ức trong quá khứ, đã đuổi theo người vợ cũ. Khi ông chạm vào thân của bà thì tinh dịch của ông bị xuất ra, lấm vào y áo của bà. Sau đó, người đàn bà cũng bị sai sử bởi những hồi ức trong quá khứ, đã đặt một chút tinh dịch của ông vào trong âm hộ của bà. Một thời gian sau, một đứa bé đã chào đời. Cho nên, ngay cả trong kinh điển Phật giáo trong giai đoạn đầu tiên cũng đã đi ngược lại với lý thuyết cho rằng sự thụ thai chỉ có thể xảy ra trong khi cha mẹ đang ở trong trạng thái giao hợp tình dục.

Phật pháp ứng dụng Một tái sinh tốt lành

Cũng tương tự như thế, trước đây cũng có câu chuyện kể về chính dòng truyền thừa của đức Phật Thích Ca Mâu Ni khởi thủy đến từ một người tên là Người Bạn Mặt Trời. Tinh dịch của ông bố của người này đã rơi vãi trên một cánh lá, và đã được sưởi ấm bởi hơi ấm của mặt trời, và sau đó đã tạo thành ra hai đứa bé. Hai câu chuyện trên đây, khi xưa nghe có vẻ như là chuyện thần thoại, nhưng ngày nay, là chuyện hiện thực mà khoa học có thể làm được. 

Cho dù thông thường thì sự thụ thai cần có một số điều kiện nào đó để có thể xảy ra, nhưng không nhất thiết luôn luôn phải là như vậy. Cũng giống như thế, sự kết thúc của trạng thái trong thân trung ấm không nhất thiết đòi hòi sự khát ái đối với người cha hay người mẹ khác phái, hoặc đòi hỏi sự bức xúc khi cuối cùng chỉ nhìn thấy bộ phận sinh dục.

Nếu tiếp tục duy trì phần tu tập tâm linh như đã được cắt nghĩa trong các đoản kệ trước đây trong thi kệ do đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất biên soạn, thì sau đó, bạn sẽ có thể tái sinh trong một thân tướng đặc biệt để hỗ trợ cho sự sống của bạn. Qua đó, bạn sẽ có khả năng hoàn tất được những con đường tu tập còn lại của Mật thừa, dẫn đến đại giác ngộ viên mãn. 

Bạn cũng có thể tái sinh trong những cảnh giới lạ thường, là trú xứ của những chúng sinh có tên gọi “các vị du hành trên không trung,” là những hành giả tu tập Mật thừa. Hoặc cũng có thể bạn sẽ tái sinh trong những cảnh giới bình thường hơn, nơi có giáo pháp, có các bậc đạo sư và có được sự tự do để có thể tu tập. Trong những trường hợp tái sinh tốt lành như thế, bạn sẽ phải thọ các giới nguyện để giữ giới hạnh và đạt được tam học – tức là ba phương thức tu hành gồm có giới, định và tuệ (giới hạnh, thiền định và trí tuệ). Đây chính là gốc rễ của sự thăng tiến tâm linh của bạn. 

Qua các giai đoạn tu tập này, bạn sẽ hoàn tất viên mãn những bước còn lại để đạt đến Phật quả, là một trạng thái hiến mình trọn vẹn, phụng sự các chúng sinh khác. Tâm nguyện cuối cùng trong thi kệ của đức Ban Thiền Lạt Ma là hướng đến chính một tương lai như thế đó. Hãy nhớ rằng, mục đích tối hậu của việc tu hành trong đạo Phật là để phụng dưỡng các chúng sinh khác, và để có thể làm được việc này một các hữu hiệu nhất thì điều vô cùng cần thiết là phải đạt được thân và ý thuần tịnh. Mục đích là làm thế nào để có thể giúp được vô lượng vô số chúng sinh xuyên qua vô lượng vô số phương tiện thiện xảo khác nhau.

Khi bạn tu tập, đừng để cho con đường tu đơn thuần trở thành là một cái gì bên ngoài bản thân bạn, mà hãy làm thế nào để cho tâm của bạn trở thành chính con đường tâm linh. Nếu không, cho dù bạn có cố gắng tu tập đi chăng nữa thì có thể bạn sẽ trở nên mệt mỏi và ngay cả thế, đôi khi lại còn cảm thấy khó chịu nữa. Đừng chỉ tụng đọc suông những ngôn từ trong thi kệ Ước Nguyện Thoát Khỏi Những Ngõ Hẹp Đầy Hiểm Nguy Của Thân Trung Ấm, Kẻ Anh Hùng Thoát Khỏi Sợ Hãi của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất, mà hãy công phu hành trì các điều ấy hằng ngày, qua phương thức quán chiếu (thiền quán) và đưa được ý nghĩa vào bên trong giòng tâm thức.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Sự thấu hiểu về giáo lý tánh không trong Phật giáo là điều vô cùng thiết yếu để có thể trải qua tiến trình sống và chết một cách thực tiễn và không sợ hãi. Tánh không ở đây không có nghĩa là không có hiện hữu. Có thể bạn cho rằng tánh không ở đây có nghĩa là không có gì hết, nhưng tánh không không phải là như vậy. 

Các hiện tượng [mang tánh không nghĩa là] không cái gì? Nếu không hiểu được cái gì đang bị phủ nhận thì bạn sẽ không hiểu được sự vắng mặt của cái ấy hay là không hiểu được chính tánh không. Hãy nhìn sự việc như thế này: Đức Phật thường thuyết rằng bởi vì tất cả các hiện tượng đều do duyên sinh, nên chỉ là những hiện tượng tương đối, có nghĩa rằng sự hiện hữu của các hiện tượng này dựa trên nhân và duyên và cũng dựa vào chính chúng. 

Ví dụ như là thân thể của bạn. Thân ấy không thể tự nó hiện hữu một cách độc lập mà thực ra, thân ấy lệ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như là trứng và tinh trùng, cũng như thức ăn và nước uống. Thân ấy cũng dựa vào chính những phần tử của chính nó – như là tay chân, đầu cổ và thân mình.

Cho dù thân thể của bạn có vẻ như có thể tự nó hiện hữu một mình, nhưng hãy quán xét xem thân thể của bạn có phải là một, hay là khác, với tay chân, đầu cổ, thân mình của bạn. Nếu nó không hiện hữu như hình ảnh hiện nay, hiện hữu một cách hết sức bền chắc, thì chúng ta sẽ càng lúc càng thấy rõ hơn dưới ánh sáng quang minh của sự soi xét rằng không biết thân ta có phải là một vài phần trong số những phần khác nhau của thân không, hay thân ấy là một tổng thể, hay là thân ấy một cái gì hoàn toàn khác. 

Càng quán xét sâu hơn thì lại càng không tìm thấy được thân trong những cách nhìn trên. Đây cũng chính là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng (vạn pháp). Sự kiện là bạn không thể tìm thấy được các hiện tượng này qua những phân tích như thế; và điều này có nghĩa là chúng không thực sự tự mình hiện hữu được, chúng không thể tự thiết lập nên chúng. Chúng không hiện hữu một cách có tự tánh cho dù [bề ngoài] có vẻ ngược lại.

Dù thế, điều này không có nghĩa là chúng sinh và vạn vật hoàn toàn không hiện hữu gì cả. Ngược lại chúng sinh và vạn vật chỉ không hiện hữu giống như là cái vẻ quá ư chắc thực của chúng mà thôi. Khi bạn có thể phân tích và tham thiền một cách tốt đẹp thì bạn sẽ hiểu được về sự hài hòa giữa (1) các hiện tướng đích thực của con người và vạn vật, với (2) sự hiện hữu vô tự tánh (tức sự không có tự tánh).

Không có được một hiểu biết như trên thì tánh không và các hiện tướng có vẻ như là đang ngăn cấm lẫn nhau [nghĩa là nếu có tướng thì không thể có tánh không, hoặc ngược lại có tánh không thì làm sao có được hiện tướng].

Phật pháp ứng dụng Chứng ngộ tánh không

Tất cả các hiện tướng (vạn pháp) – nhân và quả, tác duyên và hành động, tốt và xấu – chỉ hiện hữu một cách quy ước mà thôi; tất cả đều là do duyên sinh. Bởi vì các hiện tượng tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau để có được sự hiện hữu nên chúng không thể hiện hữu độc lập. Chính vì không có được sự độc lập – hoặc nói cách khác, chính sự vắng bóng của tự tánh – là sự thật tối hậu của vạn pháp. Thấu hiểu được điều này chính là trí tuệ.

Nguyên nhân căn bản của đau khổ là vô minh – đây là khái niệm sai lầm cho rằng chúng sinh hữu tình và vạn vật đều tự chúng có thể hiện hữu. Khái niệm sai lầm này chính là nguồn gốc của tất cả những trạng thái lầm lạc của tâm thức. Mục đích chính yếu của con đường tu tập tâm linh là để đối trị lại với [khái niệm sai lầm] và để xóa bỏ vô minh xuyên qua trí tuệ. Một tri thức thông tuệ, đặt nền tảng trên thực tại, sẽ hiểu rằng chúng sinh và vạn pháp không hiện hữu một cách có tự tánh (không có sự hiện hữu nội tại, không thể tự hiện hữu một cách độc lập). Đây chính là tuệ giác tánh không.

Một trong những trước tác tạo nhiều ấn tượng nhất và lợi lạc nhất của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Tư là tác phẩm

Tranh Biện Với Vô Minh, cũng tương tự như Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên (Santideva). Trong cả hai tác phẩm đều có phần tranh cãi giữa sự chấp ngã (quan tâm đến chính mình) với sự trân quý người khác (quan tâm đến người khác). Trong Tranh Biện Với Vô Minh của đức Ban Thiền Lạt Ma có một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi giữa (1) khái niệm sai lầm của vô minh (cho rằng chúng sinh và vạn vật hiện hữu một cách có tự tánh) với (2) trí tuệ của duyên sinh và tánh không. Khi tôi đọc tập sách này thì tôi ngộ ra rằng quan điểm về Trung Đạo của tôi chưa đến được một cách tiếp cận rốt ráo nhất.

Dựa vào những giải thích của ngài, tôi đi đến nhận thức rằng, thật cực kỳ khó khăn sau khi chúng ta phủ nhận sự hiện hữu có tự tánh, rồi lại đi khẳng định sự hiện hữu không đáng kể và gán đặt của con người và hiện tượng.

Điều này đã được xác nhận trong một đoản kệ trong bộ đại luận giải Đại Luận Về Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ của đức Tsongkhapa, viết về sự quán chiếu nội tâm đặc biệt.

Cho dù đối với tâm bạn, thật là khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân và quả trong sự vắng bóng của hiệu hữu nội tại. Sẽ là điều tuyệt vời nếu bạn có thể dựa vào cách tiếp cận cho rằng đấy chính là hệ thống [biện giải] của Trung Quán.

Trước đây, tôi đã không thách thức [lý duyên sinh để hiểu rằng] bằng cách nào chúng sinh và vạn vật lại hiện ra trước chúng ta. Tôi đã để yên các hiện tướng này, không đụng gì đến chúng, và đã chỉ coi việc phủ định sự hiện hữu nội tại (phủ định sự hiện hữu có tự tánh) như là một điều gì đó vượt xa những hiện tướng căn bản thông thường có tính cách quy ước. Tuy nhiên, nhờ quán chiếu ý nghĩa của trước tác của đức Ban Thiền Lạt Ma, tôi đã phát khởi được một hiểu biết mới mẻ. Điều này có thể được giải thích qua cách tôi đã đi đến một cái nhìn như thế nào về lời phát biểu của ngài Gungtang Konchok Tenpay Dronmay, một vị học giả-hành giả du già của Tây Tạng sống vào khoảng cuối thế kỷ mười tám, đầu thế kỷ mười chín:

Do bởi sự kiện là hiện hữu nội tại đang được đem ra phân tích,

Việc không tìm thấy ra được hiện hữu nội tại đã bác bỏ chính sự hiện hữu ấy.

Cho dù như thế, không tìm thấy [tự tánh] không có nghĩa là có thể phủ định chính cơ sở [hiện hữu] của điều đang đi tìm. Và như vậy cho nên, sau đó sẽ thấy ra phần thuần túy giả danh còn lại

Qua đó, ngài ngụ ý chỉ cho chúng ta thấy là, bên ngoài việc bác bỏ sự hiện hữu nội tại cùng với các hiện tượng, thì không thể nào bác bỏ hiện tướng (tướng hiện) của các hiện tượng này. Hơn thế nữa, ngay chính hiện tượng ấy cũng không thể bác bỏ. Câu thuyết ngôn của ngài có ngụ ý rằng các hiện tướng do nhân quả tác động hiện ra trước mắt chúng ta, những hiện tướng của các hiện tượng đó được để yên qua một bên [không bị bác bỏ]. Những hiện tướng đó được thiết lập bởi chính những đặc tính riêng của chúng, và có một sự hiện hữu nội tại phụ thuộc đang được bác bỏ.

Tuy nhiên, đây là quan điểm của Độc Lập Biện Chứng Phái hay Phái Y Tự Khởi (Svatantrika – Autonomy or Self-Established School), là trường phái thấp hơn trong hai trường phái của Trung Quán.

Đối với các vị ấy [thuộc Độc Lập Biện Chứng Phái], nếu các hiện tượng được thiết lập một cách rốt ráo tối hậu thì chúng đều được thiết lập như là tự chúng có thể hiện hữu và chúng sẽ phải xuất hiện trước trí tuệ siêu việt. Nhưng bởi vì các hiện tượng, như bốn nguyên tố (tứ đại), không xuất hiện trước trí tuệ siêu việt nên chúng không thực sự hiện hữu một cách rốt ráo tối hậu được. Đó là quan điểm của Độc Lập Biện Chứng Phái. Đối với tôi, nếu nhìn từ quan điểm như thế, là quan điểm đối nghịch với câu kệ đã được trích dẫn ở trên của đức Tsongkhapa liên quan đến cái nhìn của trường phái cao hơn (Prasangika – Quy Mậu Luận Chứng Phái hay Phái Cụ Duyên) trong hai phái Trung Quán, thì thật sự không có gì khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân quả trong phạm vi của phân tích như trên.

Trong trước tác Tranh Biện Với Vô Minh, đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất đã chỉ rõ cho ta thấy rằng, khi sắc tướng và vân vân hiện ra trước ta, thì ngay từ khởi thủy, chúng đã được thiết lập bởi những đặc tính của riêng chúng, và do đó, khi các hiện tướng này bị phủ nhận thì chính hiện tượng đó cũng không thể nào còn chỗ đứng. Đó là lý do tại sao đức Tsongkhapa nói rằng thật là khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân quả trong khi thiếu vắng một hiện hữu nội tại. Với sự hỗ trợ của Tranh Biện Với Vô Minh của đức Ban Thiền Lạt Ma mà tôi đã hiểu được điều Tổ Tsongkhapa dạy là điều chí lý. Trước tác ấy của ngài thực sự là vô cùng ích lợi.

Xuyên qua lý luận cho rằng bạn không phải là một mà cũng không phải là nhiều, không là một con số đơn lẻ mà cũng không phải là số nhiều, bạn sẽ nhận thức được rằng bạn không hiện hữu một cách [độc lập] có tự tánh được. Và nhận thức này sẽ làm cho sự vô minh, tức nhận biết sai lạc của bạn về một sự hiện hữu nội tại có tự tánh, sẽ suy yếu bớt đi một chút. 

Tuy thế, sự chứng ngộ này không giải tỏa được trọn vẹn khái niệm về sự hiệu hữu nội tại còn sót lại liên quan đến chính bản thân của bạn. Tại sao? Bởi vì có một cái “tôi” quy ước, một cái “tôi” tự mình hiện hữu còn sót lại cho chính tri thức kia. Vừa ngay lúc cái “tôi” ấy xuất hiện, thì cùng lúc ấy cũng sẽ xuất hiện chính sự hiện hữu nội tại mà ta muốn phủ định, cho nên điều mà bạn cần phải nhận biết là, chính cái “tôi”đang xuất hiện trong khi bạn quán sát thân tâm ấy, cái tôi ấy không hiện hữu. Cái “tôi” ấy không có hiện hữu. Như đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất có nói:

Hãy thuần túy bác bỏ sự hiện hữu chân thật Của cái “tôi” đang hiện ra trong khi đang quán sát thân tâm.

Hãy xem chính sự vắng mặt [của cái “tôi” này] là đối tượng để tập trung hành trì, [Quán sát] hiện tướng thật rõ ràng, không để cho sức công phá [của đề mục] bị suy thoái.

Ở đây, ngài muốn nói rằng nếu bạn thiền định theo phương cách đó thì việc này sẽ làm suy yếu khái niệm của bạn về một sự hiện hữu nội tại có tự tánh. Điều này đã giúp tôi rất nhiều.

Bây giờ, trong những giai đoạn khác nhau của quá trình lìa đời, bạn cần tìm cách vận dụng đặc tánh rốt ráo tối hậu của mọi hiện tượng – đặc tánh ấy chính là sự không có tự tánh, không có hiện hữu nội tại, và xem đây như là đối tượng [thiền định] cho những tầng tâm thức vi tế hơn, thâm sâu, mạnh mẽ hơn trong bạn. Hãy nhất tâm tập trung vào điều ấy. Xuyên qua pháp du già này, bạn sẽ nhận biết được bản tánh tối hậu của chính bạn. Trong hai bản tánh, quy ước và tối hậu – thì bạn đang đưa cái tối hậu viên mãn vào tâm thức của mình – đấy chính là sự vắng bóng của sự hiện hữu nội tại có tự tánh.

Xem thêm:

Chứng ngộ tánh không

Sự thấu hiểu về giáo lý tánh không trong Phật giáo là điều vô cùng thiết yếu để có thể trải qua tiến trình sống và chết một cách thực tiễn và không sợ hãi. Tánh không ở đây không có nghĩa là không có hiện hữu. Có thể bạn cho rằng tánh không ở đây có nghĩa là không có gì hết, nhưng tánh không không phải là như vậy. 

Các hiện tượng [mang tánh không nghĩa là] không cái gì? Nếu không hiểu được cái gì đang bị phủ nhận thì bạn sẽ không hiểu được sự vắng mặt của cái ấy hay là không hiểu được chính tánh không. Hãy nhìn sự việc như thế này: Đức Phật thường thuyết rằng bởi vì tất cả các hiện tượng đều do duyên sinh, nên chỉ là những hiện tượng tương đối, có nghĩa rằng sự hiện hữu của các hiện tượng này dựa trên nhân và duyên và cũng dựa vào chính chúng. 

Ví dụ như là thân thể của bạn. Thân ấy không thể tự nó hiện hữu một cách độc lập mà thực ra, thân ấy lệ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như là trứng và tinh trùng, cũng như thức ăn và nước uống. Thân ấy cũng dựa vào chính những phần tử của chính nó – như là tay chân, đầu cổ và thân mình.

Cho dù thân thể của bạn có vẻ như có thể tự nó hiện hữu một mình, nhưng hãy quán xét xem thân thể của bạn có phải là một, hay là khác, với tay chân, đầu cổ, thân mình của bạn. Nếu nó không hiện hữu như hình ảnh hiện nay, hiện hữu một cách hết sức bền chắc, thì chúng ta sẽ càng lúc càng thấy rõ hơn dưới ánh sáng quang minh của sự soi xét rằng không biết thân ta có phải là một vài phần trong số những phần khác nhau của thân không, hay thân ấy là một tổng thể, hay là thân ấy một cái gì hoàn toàn khác. 

Càng quán xét sâu hơn thì lại càng không tìm thấy được thân trong những cách nhìn trên. Đây cũng chính là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng (vạn pháp). Sự kiện là bạn không thể tìm thấy được các hiện tượng này qua những phân tích như thế; và điều này có nghĩa là chúng không thực sự tự mình hiện hữu được, chúng không thể tự thiết lập nên chúng. Chúng không hiện hữu một cách có tự tánh cho dù [bề ngoài] có vẻ ngược lại.

Dù thế, điều này không có nghĩa là chúng sinh và vạn vật hoàn toàn không hiện hữu gì cả. Ngược lại chúng sinh và vạn vật chỉ không hiện hữu giống như là cái vẻ quá ư chắc thực của chúng mà thôi. Khi bạn có thể phân tích và tham thiền một cách tốt đẹp thì bạn sẽ hiểu được về sự hài hòa giữa (1) các hiện tướng đích thực của con người và vạn vật, với (2) sự hiện hữu vô tự tánh (tức sự không có tự tánh).

Không có được một hiểu biết như trên thì tánh không và các hiện tướng có vẻ như là đang ngăn cấm lẫn nhau [nghĩa là nếu có tướng thì không thể có tánh không, hoặc ngược lại có tánh không thì làm sao có được hiện tướng].

Phật pháp ứng dụng Chứng ngộ tánh không

Tất cả các hiện tướng (vạn pháp) – nhân và quả, tác duyên và hành động, tốt và xấu – chỉ hiện hữu một cách quy ước mà thôi; tất cả đều là do duyên sinh. Bởi vì các hiện tượng tùy thuộc vào những yếu tố khác nhau để có được sự hiện hữu nên chúng không thể hiện hữu độc lập. Chính vì không có được sự độc lập – hoặc nói cách khác, chính sự vắng bóng của tự tánh – là sự thật tối hậu của vạn pháp. Thấu hiểu được điều này chính là trí tuệ.

Nguyên nhân căn bản của đau khổ là vô minh – đây là khái niệm sai lầm cho rằng chúng sinh hữu tình và vạn vật đều tự chúng có thể hiện hữu. Khái niệm sai lầm này chính là nguồn gốc của tất cả những trạng thái lầm lạc của tâm thức. Mục đích chính yếu của con đường tu tập tâm linh là để đối trị lại với [khái niệm sai lầm] và để xóa bỏ vô minh xuyên qua trí tuệ. Một tri thức thông tuệ, đặt nền tảng trên thực tại, sẽ hiểu rằng chúng sinh và vạn pháp không hiện hữu một cách có tự tánh (không có sự hiện hữu nội tại, không thể tự hiện hữu một cách độc lập). Đây chính là tuệ giác tánh không.

Một trong những trước tác tạo nhiều ấn tượng nhất và lợi lạc nhất của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Tư là tác phẩm

Tranh Biện Với Vô Minh, cũng tương tự như Nhập Bồ Tát Hạnh của ngài Tịch Thiên (Santideva). Trong cả hai tác phẩm đều có phần tranh cãi giữa sự chấp ngã (quan tâm đến chính mình) với sự trân quý người khác (quan tâm đến người khác). Trong Tranh Biện Với Vô Minh của đức Ban Thiền Lạt Ma có một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi giữa (1) khái niệm sai lầm của vô minh (cho rằng chúng sinh và vạn vật hiện hữu một cách có tự tánh) với (2) trí tuệ của duyên sinh và tánh không. Khi tôi đọc tập sách này thì tôi ngộ ra rằng quan điểm về Trung Đạo của tôi chưa đến được một cách tiếp cận rốt ráo nhất.

Dựa vào những giải thích của ngài, tôi đi đến nhận thức rằng, thật cực kỳ khó khăn sau khi chúng ta phủ nhận sự hiện hữu có tự tánh, rồi lại đi khẳng định sự hiện hữu không đáng kể và gán đặt của con người và hiện tượng.

Điều này đã được xác nhận trong một đoản kệ trong bộ đại luận giải Đại Luận Về Các Giai Đoạn Trên Đường Tu Giác Ngộ của đức Tsongkhapa, viết về sự quán chiếu nội tâm đặc biệt.

Cho dù đối với tâm bạn, thật là khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân và quả trong sự vắng bóng của hiệu hữu nội tại. Sẽ là điều tuyệt vời nếu bạn có thể dựa vào cách tiếp cận cho rằng đấy chính là hệ thống [biện giải] của Trung Quán.

Trước đây, tôi đã không thách thức [lý duyên sinh để hiểu rằng] bằng cách nào chúng sinh và vạn vật lại hiện ra trước chúng ta. Tôi đã để yên các hiện tướng này, không đụng gì đến chúng, và đã chỉ coi việc phủ định sự hiện hữu nội tại (phủ định sự hiện hữu có tự tánh) như là một điều gì đó vượt xa những hiện tướng căn bản thông thường có tính cách quy ước. Tuy nhiên, nhờ quán chiếu ý nghĩa của trước tác của đức Ban Thiền Lạt Ma, tôi đã phát khởi được một hiểu biết mới mẻ. Điều này có thể được giải thích qua cách tôi đã đi đến một cái nhìn như thế nào về lời phát biểu của ngài Gungtang Konchok Tenpay Dronmay, một vị học giả-hành giả du già của Tây Tạng sống vào khoảng cuối thế kỷ mười tám, đầu thế kỷ mười chín:

Do bởi sự kiện là hiện hữu nội tại đang được đem ra phân tích,

Việc không tìm thấy ra được hiện hữu nội tại đã bác bỏ chính sự hiện hữu ấy.

Cho dù như thế, không tìm thấy [tự tánh] không có nghĩa là có thể phủ định chính cơ sở [hiện hữu] của điều đang đi tìm. Và như vậy cho nên, sau đó sẽ thấy ra phần thuần túy giả danh còn lại

Qua đó, ngài ngụ ý chỉ cho chúng ta thấy là, bên ngoài việc bác bỏ sự hiện hữu nội tại cùng với các hiện tượng, thì không thể nào bác bỏ hiện tướng (tướng hiện) của các hiện tượng này. Hơn thế nữa, ngay chính hiện tượng ấy cũng không thể bác bỏ. Câu thuyết ngôn của ngài có ngụ ý rằng các hiện tướng do nhân quả tác động hiện ra trước mắt chúng ta, những hiện tướng của các hiện tượng đó được để yên qua một bên [không bị bác bỏ]. Những hiện tướng đó được thiết lập bởi chính những đặc tính riêng của chúng, và có một sự hiện hữu nội tại phụ thuộc đang được bác bỏ.

Tuy nhiên, đây là quan điểm của Độc Lập Biện Chứng Phái hay Phái Y Tự Khởi (Svatantrika – Autonomy or Self-Established School), là trường phái thấp hơn trong hai trường phái của Trung Quán.

Đối với các vị ấy [thuộc Độc Lập Biện Chứng Phái], nếu các hiện tượng được thiết lập một cách rốt ráo tối hậu thì chúng đều được thiết lập như là tự chúng có thể hiện hữu và chúng sẽ phải xuất hiện trước trí tuệ siêu việt. Nhưng bởi vì các hiện tượng, như bốn nguyên tố (tứ đại), không xuất hiện trước trí tuệ siêu việt nên chúng không thực sự hiện hữu một cách rốt ráo tối hậu được. Đó là quan điểm của Độc Lập Biện Chứng Phái. Đối với tôi, nếu nhìn từ quan điểm như thế, là quan điểm đối nghịch với câu kệ đã được trích dẫn ở trên của đức Tsongkhapa liên quan đến cái nhìn của trường phái cao hơn (Prasangika – Quy Mậu Luận Chứng Phái hay Phái Cụ Duyên) trong hai phái Trung Quán, thì thật sự không có gì khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân quả trong phạm vi của phân tích như trên.

Trong trước tác Tranh Biện Với Vô Minh, đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất đã chỉ rõ cho ta thấy rằng, khi sắc tướng và vân vân hiện ra trước ta, thì ngay từ khởi thủy, chúng đã được thiết lập bởi những đặc tính của riêng chúng, và do đó, khi các hiện tướng này bị phủ nhận thì chính hiện tượng đó cũng không thể nào còn chỗ đứng. Đó là lý do tại sao đức Tsongkhapa nói rằng thật là khó khăn để thừa nhận lý duyên sinh của nhân quả trong khi thiếu vắng một hiện hữu nội tại. Với sự hỗ trợ của Tranh Biện Với Vô Minh của đức Ban Thiền Lạt Ma mà tôi đã hiểu được điều Tổ Tsongkhapa dạy là điều chí lý. Trước tác ấy của ngài thực sự là vô cùng ích lợi.

Xuyên qua lý luận cho rằng bạn không phải là một mà cũng không phải là nhiều, không là một con số đơn lẻ mà cũng không phải là số nhiều, bạn sẽ nhận thức được rằng bạn không hiện hữu một cách [độc lập] có tự tánh được. Và nhận thức này sẽ làm cho sự vô minh, tức nhận biết sai lạc của bạn về một sự hiện hữu nội tại có tự tánh, sẽ suy yếu bớt đi một chút. 

Tuy thế, sự chứng ngộ này không giải tỏa được trọn vẹn khái niệm về sự hiệu hữu nội tại còn sót lại liên quan đến chính bản thân của bạn. Tại sao? Bởi vì có một cái “tôi” quy ước, một cái “tôi” tự mình hiện hữu còn sót lại cho chính tri thức kia. Vừa ngay lúc cái “tôi” ấy xuất hiện, thì cùng lúc ấy cũng sẽ xuất hiện chính sự hiện hữu nội tại mà ta muốn phủ định, cho nên điều mà bạn cần phải nhận biết là, chính cái “tôi”đang xuất hiện trong khi bạn quán sát thân tâm ấy, cái tôi ấy không hiện hữu. Cái “tôi” ấy không có hiện hữu. Như đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất có nói:

Hãy thuần túy bác bỏ sự hiện hữu chân thật Của cái “tôi” đang hiện ra trong khi đang quán sát thân tâm.

Hãy xem chính sự vắng mặt [của cái “tôi” này] là đối tượng để tập trung hành trì, [Quán sát] hiện tướng thật rõ ràng, không để cho sức công phá [của đề mục] bị suy thoái.

Ở đây, ngài muốn nói rằng nếu bạn thiền định theo phương cách đó thì việc này sẽ làm suy yếu khái niệm của bạn về một sự hiện hữu nội tại có tự tánh. Điều này đã giúp tôi rất nhiều.

Bây giờ, trong những giai đoạn khác nhau của quá trình lìa đời, bạn cần tìm cách vận dụng đặc tánh rốt ráo tối hậu của mọi hiện tượng – đặc tánh ấy chính là sự không có tự tánh, không có hiện hữu nội tại, và xem đây như là đối tượng [thiền định] cho những tầng tâm thức vi tế hơn, thâm sâu, mạnh mẽ hơn trong bạn. Hãy nhất tâm tập trung vào điều ấy. Xuyên qua pháp du già này, bạn sẽ nhận biết được bản tánh tối hậu của chính bạn. Trong hai bản tánh, quy ước và tối hậu – thì bạn đang đưa cái tối hậu viên mãn vào tâm thức của mình – đấy chính là sự vắng bóng của sự hiện hữu nội tại có tự tánh.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Cuộc đời của bạn hiện hữu dựa vào
chính những nguyên nhân đưa đến cái chết,
Giống như một ngọn đèn trước cơn gió mạnh.

-- LONG THỌ BỒ TÁT

Phật pháp ứng dụng Thoát Khỏi Sợ Hãi

Đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất [Losang Chokyi Gyeltsen] đã trước tác một thi kệ gồm mười bảy đoản kệ mà rất nhiều người Tây Tạng hiện sử dụng cho việc tập trung quán chiếu hằng ngày về cái chết. Tựa đề của thi kệ này là Ước Nguyện Thoát Khỏi Những Ngõ Hẹp Đầy Hiểm Nguy Của Thân Trung Ấm, Kẻ Anh Hùng Thoát Khỏi Sợ Hãi.

Để có thể thoát khỏi những ngõ ngách đầy sợ hãi, chẳng hạn như là bị bủa vây bởi đám cướp, côn đồ du đãng hay bởi thú hoang, bạn cần một người dẫn đường anh hùng và có khả năng giải cứu bạn. Cũng giống như thế, để được giải thoát khỏi hiểm nguy của những hiện tướng hư ảo hiện ra trong lúc lâm chung và trong giai đoạn thân trung ấm [giai đoạn giữa cái chết và sự đầu thai trở lại] thì bạn cần phải thực hành những lời khuyên mà thi kệ này ban cho bạn. 

Những lời khuyên ấy cho bạn những phương thức thâm diệu để giải thoát khỏi sợ hãi. Bằng cách tư duy, suy gẫm về thi kệ này, bạn sẽ hiểu được cái chết xảy đến ra sao và đây là hiểu biết có thể rất ích lợi cho bạn trong chính quá trình của cái chết. Quá trình chết là thời điểm khi mà những tầng mức sâu hơn của tâm sẽ tự phóng chiếu; sự quán chiếu hằng ngày cũng sẽ mở ra cho bạn một cánh cửa [để hiểu được về] những trạng thái đó.

Thi kệ này gồm có một chuỗi các ước nguyện mà chúng ta có thể sử dụng để khi cái chết ập tới thì tâm ta sẽ phản ứng theo một phương cách thiện lành. Có nhiều người tìm cách phát khởi một động cơ thiện lành đầy uy lực vào lúc lâm chung để kích hoạt những khuynh hướng thiện lành và làm cho khuynh hướng thiện lành trong họ thêm vững chãi. 

Việc ấy sẽ đưa họ đến một tái sinh tốt lành. Mục đích của họ là đạt được một sự chuyển kiếp tốt đẹp để có thể tiếp tục việc tu tập tâm linh của họ trong kiếp kế tới. Có những người khác, như chúng ta sẽ thấy, lại tìm cách sử dụng những tầng mức sâu hơn của tâm trong quá trình của cái chết để đạt đến những trạng thái tâm linh cao hơn nữa. Tất cả các hành giả này đều nhắm đến mục đích làm lợi lạc cho các chúng sinh khác.

Thi kệ của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất mô tả ba mức độ tu hành tâm linh khác nhau – cho những người thượng căn, trung căn và cho căn cơ thấp nhất – trong hình thức của việc ước nguyện làm sao để có thể tỉnh giác trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cái chết và tái sinh, là một giai đoạn chuyển tiếp giữa các kiếp sống. Ngài nhắc nhở một cách hết sức chi tiết về phương thức bạn cần phải làm ở mỗi một giai đoạn. Bạn cần phải lựa chọn mức độ tu tập thích hợp trong suốt cuộc đời còn lại để khi cái chết xảy đến, bạn sẽ có thể thành công trong việc chuyển di qua từng giai đoạn một.

Khi cái chết thực sự hiện đến, nếu bạn không quen thuộc với pháp tu tập nào thì thật là vô cùng khó khăn để có thể thành công với bất kỳ một sự quán chiếu lợi lạc nào. Do đó, ngay bây giờ là thời điểm cần thực thành và chuẩn bị, trong lúc bạn vẫn còn đang vui vẻ hạnh phúc và các hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời bạn vẫn đang tốt lành. Và rồi, khi thời điểm mà nhu cầu thực tế và áp lực nặng nề xảy đến thì sẽ chẳng có gì phải lo lắng cả. 

Nếu như mà khi bạn vẫn còn thời gian để lắng nghe, tư duy, thiền định và đặt câu hỏi, mà bạn lại không có những chuẩn bị, thì vào ngày cuối cùng của cuộc đời, sẽ chẳng còn thời giờ và bạn sẽ không có được một vị bảo hộ hay một nơi nương tựa. Bạn sẽ chẳng còn gì cả ngoài sự ân hận. 

Thực sự sẽ là điều tốt lành hơn nếu từ lâu, trước khi thời điểm cái chết xảy đến, bạn đã có thể công phu quán chiếu về quá trình của cái chết và về giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống – nghĩa là thường xuyên quán tưởng từng bước một các giai đoạn đó để chúng trở thành hết sức quen thuộc đối với bạn. Điều này rất quan trọng, bởi vì như thế thì bạn có thể đạt được thành công dựa vào khả năng to lớn nhất của bạn.

Nếu chỉ hiểu biết suông về quá trình của cái chết và hiểu biết suông về những pháp thực hành liên quan đến cái chết thì việc này hoàn toàn không đủ; bạn cần phải thấm nhuần những điều này qua nhiều năm tháng. Nếu bây giờ, khi các giác quan còn rõ ràng, nhạy bén, và sự tỉnh thức trong bạn chưa bị tan hoại mà tâm của bạn lại không thuần thục và hướng về con đường thiện đức thì khi lâm chung, thật sự là điều rất khó, làm sao để tâm thức của bạn có thể tự tiến hóa trên một con đường xa lạ cho được. 

Trong quá trình lìa đời, thể xác bạn có thể sẽ rất yếu đuối do bởi bệnh tật, hoặc tinh thần bạn sẽ rất trầm uất, phát sinh từ sự sợ hãi khủng khiếp. Do đó, điều cần thiết là bạn phải làm trở nên gần gũi, thuần thục với những thực hành liên quan đến quá trình của cái chết. Không làm sao khác hơn được. Không có một viên thuốc nào khác.

Công sức bỏ ra để thấu hiểu về sự thực hành này dựa vào động cơ nội tại, và động cơ này đến từ niềm tin tuyệt đối rằng các kinh nghiệm hỷ lạc và khổ não có sự tương ứng trực tiếp với những ác hạnh và thiện hạnh của chính bạn. Bởi thế, khởi đầu, điều quan trọng là phải phát khởi được tri kiến về nhân quả, dựa trên hiểu biết rằng các hành động thiện lành khởi sinh từ tâm thức đã được thuần hóa hay điều phục, và các hành động bất thiện phát xuất từ một tâm thức nhiễu loạn. 

Cho dù các ác nghiệp và thiện nghiệp được tạo qua thân, khẩu, và ý, nhưng tâm là yếu tố quan trọng nhất, cho nên nguồn gốc của việc tu tập trong Phật giáo là chuyển hóa tâm. Trọng tâm của giáo lý đạo Phật đặt trên một tâm thức được thuần hóa – đây chính là nền tảng của quan điểm cho rằng bạn chính là đấng sáng tạo của những hạnh phúc và đau khổ của chính bạn. Như đức Phật đã tuyên thuyết:

Như Lai không rửa sạch ác nghiệp bằng nước,

Cũng không cắt bỏ những đau khổ của chúng sinh bằng đôi tay của họ,

Cũng không chuyển được sự chứng ngộ của họ đến các chúng sinh khác.

Chúng sinh giải thoát xuyên qua những giáo huấn về chân lý, là bản tánh của vạn vật.

Xem thêm:

Thoát Khỏi Sợ Hãi

Cuộc đời của bạn hiện hữu dựa vào
chính những nguyên nhân đưa đến cái chết,
Giống như một ngọn đèn trước cơn gió mạnh.

-- LONG THỌ BỒ TÁT

Phật pháp ứng dụng Thoát Khỏi Sợ Hãi

Đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất [Losang Chokyi Gyeltsen] đã trước tác một thi kệ gồm mười bảy đoản kệ mà rất nhiều người Tây Tạng hiện sử dụng cho việc tập trung quán chiếu hằng ngày về cái chết. Tựa đề của thi kệ này là Ước Nguyện Thoát Khỏi Những Ngõ Hẹp Đầy Hiểm Nguy Của Thân Trung Ấm, Kẻ Anh Hùng Thoát Khỏi Sợ Hãi.

Để có thể thoát khỏi những ngõ ngách đầy sợ hãi, chẳng hạn như là bị bủa vây bởi đám cướp, côn đồ du đãng hay bởi thú hoang, bạn cần một người dẫn đường anh hùng và có khả năng giải cứu bạn. Cũng giống như thế, để được giải thoát khỏi hiểm nguy của những hiện tướng hư ảo hiện ra trong lúc lâm chung và trong giai đoạn thân trung ấm [giai đoạn giữa cái chết và sự đầu thai trở lại] thì bạn cần phải thực hành những lời khuyên mà thi kệ này ban cho bạn. 

Những lời khuyên ấy cho bạn những phương thức thâm diệu để giải thoát khỏi sợ hãi. Bằng cách tư duy, suy gẫm về thi kệ này, bạn sẽ hiểu được cái chết xảy đến ra sao và đây là hiểu biết có thể rất ích lợi cho bạn trong chính quá trình của cái chết. Quá trình chết là thời điểm khi mà những tầng mức sâu hơn của tâm sẽ tự phóng chiếu; sự quán chiếu hằng ngày cũng sẽ mở ra cho bạn một cánh cửa [để hiểu được về] những trạng thái đó.

Thi kệ này gồm có một chuỗi các ước nguyện mà chúng ta có thể sử dụng để khi cái chết ập tới thì tâm ta sẽ phản ứng theo một phương cách thiện lành. Có nhiều người tìm cách phát khởi một động cơ thiện lành đầy uy lực vào lúc lâm chung để kích hoạt những khuynh hướng thiện lành và làm cho khuynh hướng thiện lành trong họ thêm vững chãi. 

Việc ấy sẽ đưa họ đến một tái sinh tốt lành. Mục đích của họ là đạt được một sự chuyển kiếp tốt đẹp để có thể tiếp tục việc tu tập tâm linh của họ trong kiếp kế tới. Có những người khác, như chúng ta sẽ thấy, lại tìm cách sử dụng những tầng mức sâu hơn của tâm trong quá trình của cái chết để đạt đến những trạng thái tâm linh cao hơn nữa. Tất cả các hành giả này đều nhắm đến mục đích làm lợi lạc cho các chúng sinh khác.

Thi kệ của đức Ban Thiền Lạt Ma đời thứ Nhất mô tả ba mức độ tu hành tâm linh khác nhau – cho những người thượng căn, trung căn và cho căn cơ thấp nhất – trong hình thức của việc ước nguyện làm sao để có thể tỉnh giác trong giai đoạn chuyển tiếp giữa cái chết và tái sinh, là một giai đoạn chuyển tiếp giữa các kiếp sống. Ngài nhắc nhở một cách hết sức chi tiết về phương thức bạn cần phải làm ở mỗi một giai đoạn. Bạn cần phải lựa chọn mức độ tu tập thích hợp trong suốt cuộc đời còn lại để khi cái chết xảy đến, bạn sẽ có thể thành công trong việc chuyển di qua từng giai đoạn một.

Khi cái chết thực sự hiện đến, nếu bạn không quen thuộc với pháp tu tập nào thì thật là vô cùng khó khăn để có thể thành công với bất kỳ một sự quán chiếu lợi lạc nào. Do đó, ngay bây giờ là thời điểm cần thực thành và chuẩn bị, trong lúc bạn vẫn còn đang vui vẻ hạnh phúc và các hoàn cảnh khác nhau của cuộc đời bạn vẫn đang tốt lành. Và rồi, khi thời điểm mà nhu cầu thực tế và áp lực nặng nề xảy đến thì sẽ chẳng có gì phải lo lắng cả. 

Nếu như mà khi bạn vẫn còn thời gian để lắng nghe, tư duy, thiền định và đặt câu hỏi, mà bạn lại không có những chuẩn bị, thì vào ngày cuối cùng của cuộc đời, sẽ chẳng còn thời giờ và bạn sẽ không có được một vị bảo hộ hay một nơi nương tựa. Bạn sẽ chẳng còn gì cả ngoài sự ân hận. 

Thực sự sẽ là điều tốt lành hơn nếu từ lâu, trước khi thời điểm cái chết xảy đến, bạn đã có thể công phu quán chiếu về quá trình của cái chết và về giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống – nghĩa là thường xuyên quán tưởng từng bước một các giai đoạn đó để chúng trở thành hết sức quen thuộc đối với bạn. Điều này rất quan trọng, bởi vì như thế thì bạn có thể đạt được thành công dựa vào khả năng to lớn nhất của bạn.

Nếu chỉ hiểu biết suông về quá trình của cái chết và hiểu biết suông về những pháp thực hành liên quan đến cái chết thì việc này hoàn toàn không đủ; bạn cần phải thấm nhuần những điều này qua nhiều năm tháng. Nếu bây giờ, khi các giác quan còn rõ ràng, nhạy bén, và sự tỉnh thức trong bạn chưa bị tan hoại mà tâm của bạn lại không thuần thục và hướng về con đường thiện đức thì khi lâm chung, thật sự là điều rất khó, làm sao để tâm thức của bạn có thể tự tiến hóa trên một con đường xa lạ cho được. 

Trong quá trình lìa đời, thể xác bạn có thể sẽ rất yếu đuối do bởi bệnh tật, hoặc tinh thần bạn sẽ rất trầm uất, phát sinh từ sự sợ hãi khủng khiếp. Do đó, điều cần thiết là bạn phải làm trở nên gần gũi, thuần thục với những thực hành liên quan đến quá trình của cái chết. Không làm sao khác hơn được. Không có một viên thuốc nào khác.

Công sức bỏ ra để thấu hiểu về sự thực hành này dựa vào động cơ nội tại, và động cơ này đến từ niềm tin tuyệt đối rằng các kinh nghiệm hỷ lạc và khổ não có sự tương ứng trực tiếp với những ác hạnh và thiện hạnh của chính bạn. Bởi thế, khởi đầu, điều quan trọng là phải phát khởi được tri kiến về nhân quả, dựa trên hiểu biết rằng các hành động thiện lành khởi sinh từ tâm thức đã được thuần hóa hay điều phục, và các hành động bất thiện phát xuất từ một tâm thức nhiễu loạn. 

Cho dù các ác nghiệp và thiện nghiệp được tạo qua thân, khẩu, và ý, nhưng tâm là yếu tố quan trọng nhất, cho nên nguồn gốc của việc tu tập trong Phật giáo là chuyển hóa tâm. Trọng tâm của giáo lý đạo Phật đặt trên một tâm thức được thuần hóa – đây chính là nền tảng của quan điểm cho rằng bạn chính là đấng sáng tạo của những hạnh phúc và đau khổ của chính bạn. Như đức Phật đã tuyên thuyết:

Như Lai không rửa sạch ác nghiệp bằng nước,

Cũng không cắt bỏ những đau khổ của chúng sinh bằng đôi tay của họ,

Cũng không chuyển được sự chứng ngộ của họ đến các chúng sinh khác.

Chúng sinh giải thoát xuyên qua những giáo huấn về chân lý, là bản tánh của vạn vật.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Nhận biết thân này vô thường, như chiếc bình đất sét. Biết rằng mọi hiện tượng không thể tự hiện hữu, như ảo ảnh.

Đã phá vỡ vũ khí độc hại của tham luyến, quyến rũ tựa đóa hoa –

bạn sẽ vượt qua được đến bờ bên kia, ngay cả khi đối diện với cái chết.

ĐỨC PHẬT


Phật pháp ứng dụng Ánh sáng chân tâm

Theo Tối Thượng Mật Điển Du Già, không có tâm nào vi tế hơn là tâm tịnh quang (ánh sáng trong suốt của chân tâm); tâm ấy hoạt động như là cơ sở nền tảng của tất cả mọi hiện tướng trong luân hồi và niết bàn.

Tâm tịnh quang đã từng hiện hữu liên tục từ vô thủy trong vòng xoay luân hồi. Bởi vì tâm ấy không phải chỉ có mặt nhất thời trong một giai đoạn, cho nên tâm ấy được gọi là tâm nền tảng, trong khi các tâm thức khác, như tâm thức màu đen của cận-thành-tựu, màu đỏ-cam của hiện-tướng-tăng-trưởng và màu trắng của hiện tướng, vân vân… Các loại tâm thức [đen, đỏ-cam và trắng] là những gì mới được tạo ra và sẽ phải ngừng dứt do bởi lực của các điều kiện tác động; do đó, chúng được gọi là tạm bợ và bất định. Còn tâm nền tảng, ánh sáng trong suốt bản lai (vốn sẵn có từ nguyên sơ) và hoàn toàn rỗng rang của chân tâm, là tâm thức sâu xa tột cùng nhất.

Tất cả những tâm thức khác đều được xem như là thô lậu, cho dù trong số đó thì có những mức độ thô thiển và vi tế khác nhau. Nếu nói đến tâm tịnh quang thì ngay cả các tâm thức của hiện tướng màu trắng, hiện-tướng-tăng-trưởng màu đỏ-cam và cận-thành-tựu màu đen nghịt, vốn dĩ là đã vi tế hơn các loại thức bình thường khác rồi, nhưng ba loại tâm thức đó vẫn còn là thô lậu. So với tâm nền tảng trong suốt, nguyên sơ vốn sẵn có, thì ba loại tâm thức kia vẫn là tạm bợ nhất thời, không khác gì các loại tâm thức tầm thường khác.

Từ góc nhìn này, khi ta nói đến thành trì của những vọng tưởng mê lầm đối trước chủ thể và đối tượng (như đã có nhắc đến trong đoản kệ thứ tư) thì các thành trì của những vọng tưởng mê lầm ở đây chính là các hiện tượng tạo ra bởi hành động (nghiệp), và các hành động này thì lại phát sinh từ khái niệm thô lậu của thức ở các mức độ thô thiển khác nhau. Khi mà bạn có khả năng để an trú vĩnh viễn trong ánh sáng trong suốt vốn sẵn có của chân tâm, ngược giòng loại tâm thô lậu hơn ở các mức độ khác, thì sẽ không còn có cơ hội nào để tích lũy nghiệp nữa. 

Tuy nhiên, nếu muốn thường xuyên an trú được trong ánh sáng trong suốt của chân tâm thì bắt buộc bạn cần phải cởi bỏ những chướng ngại đưa đến sự toàn tri toàn giác. Những chướng ngại này chính là sự ô nhiễm của các hiện tướng sai lầm về chủ thể và đối tượng, cho rằng chúng có tự tánh, có thể tự mình hiện hữu. Khi bạn có thể an trú được trong ánh sáng trong suốt của chân tâm thì tất cả các loại thức dựa trên vọng tưởng sẽ ngừng dứt. Cho khi đến được giây phút đó thì bạn sẽ vẫn [tiếp tục] bị sai sử bởi thức ở mức độ thô lậu, bởi các khái niệm tạm bợ, và [như thế thì bạn tiếp tục] tích lũy nghiệp.

Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình lìa đời, khi tất cả các thức thô lậu đều tan hòa vào trong [một trạng thái] hoàn toàn rỗng rang – trạng thái của tâm tịnh quang, của tâm thức nền tảng vốn sẵn có, thì vô vàn vô số những đối tượng của thế gian, cùng với những khái niệm phân chia đối đãi như là một hay nhiều, sẽ được làm cho an dịu ngay trong tâm thức vi tế nhất. 

Tất cả các hiện tướng của môi trường sống, cùng với tất cả chúng sinh [sống trong đó], đều tự tháo lui [tan biến đi]. Nếu bạn có thể chuyển hóa ánh sáng trong suốt của cái chết thành một tâm thức đầy đủ phẩm hạnh tâm linh toàn vẹn, thì tâm sẽ nhận ra được khuôn mặt thật của tâm, nhận ra được chân tánh của tâm – là toàn bộ tâm thức nền tảng.

Đối với một người không phải là hành giả, những hiện tướng thô lậu cũng sẽ tháo lui [tan biến]. Tuy nhiên, sự tan biến của những hiện tướng theo quy ước bình thường này không phải là nhờ vào một nhận thức về thực tại xuyên qua thiền định. Trong bốn giai đoạn cuối cùng của quá trình lìa đời, các luồng khí trước đây hoạt động như là những cái yên ngựa để cho thức cưỡi lên, bây giờ các luồng khí đó sẽ trở nên ngày càng vi tế hơn. Vào giai đoạn cuối cùng, khi tất cả các luồng khí tạm bợ chuyên chở thức đã đều tan hòa hết, thì tâm sẽ trở thành giống như là vô phân biệt (cho dù bạn là một hành giả hay không phải là hành giả), và một sự bao la rộng mở cực kỳ vi diệu sẽ hiện đến.

Nhưng nếu là một hành giả thì bạn nên nỗ lực vượt qua tánh không [sự rỗng rang] bình thường này, [vì sự rỗng rang bình thường ấy] chỉ thuần túy là sự vắng bóng của các hiện tướng quy ước. Khi ánh sáng trong suốt xuất hiện, hãy cố gắng chứng ngộ được tánh không phi thường của sự không có tự tánh, nương vào chính ánh sáng trong suốt của chân tâm. Điều này sẽ không xảy ra qua sự ráng sức vào thời điểm của chính cái chết, mà chỉ có thể xảy đến từ năng lực của sự thuần thục mà bạn đạt được trước khi những giai đoạn tan rã xảy ra, và cũng đến từ một sự tỉnh thức mạnh mẽ về tánh không xuyên qua các giai đoạn mà ba tâm thức của các hiện tướng trắng, đỏ và đen chiếu tỏa.

Điều này khẳng định sự quan trọng của công phu rèn luyện liên tục. Các viên đá làm nền móng cho công phu hành trì của chính tôi là sự quán chiếu về bốn giáo lý căn bản, gồm có vô thường, đau khổ, tánh không và vô ngã. Thêm vào đó, một phần trong tám pháp môn hành trì khác nhau trong ngày của tôi là thiền quán về những giai đoạn khác nhau của cái chết. Tôi tưởng tượng ra sự tan hoại của nguyên tố đất vào nước, rồi nguyên tố nước vào lửa, và vân vân. 

Cho dù tôi chưa thể khẳng định là tôi có được kinh nghiệm sâu sắc nào, nhưng mà có một lúc, hơi thở có ngưng lại chút xíu xuyên qua một nghi thức mà trong đó tôi phải quán sự tan biến của tất cả các hiện tướng. Tôi đoan chắc rằng có những kinh nghiệm toàn hảo hơn sẽ hóa hiện nếu hành giả quán tưởng những giai đoạn tan hoại một các chậm rãi và thấu đáo hơn. Bởi vì trong công phu hành trì bổn tôn du già của tôi, tất cả đều xoay quanh việc quán tưởng cái chết, và việc này giúp cho tôi trở nên quen thuộc, thấm nhuần hơn với tiến trình lìa đời. Do đó, vào thời điểm cái chết thực sự xảy đến, đúng lý ra là các nấc thang này đã trở thành quen thuộc lắm rồi. Nhưng còn việc tôi có sẽ thành công hay không thì tôi không biết được.

Một số những người bạn tâm linh của tôi, kể cả những hành giả thuộc truyền thống Đại Viên Mãn của dòng Cổ Mật (Nyingma) trong Phật giáo Tây Tạng, các bạn ấy đã kể lại về những kinh nghiệm sâu sắc của sự tan rã, nhưng các kinh nghiệm này cũng vẫn chỉ ở trong một cảnh giới ‘sao chép’ (mô phỏng) của kinh nghiệm đích thực mà thôi. Có những người Tây Tạng, họ được xem như là đã chết rồi [qua các biểu hiện của cơ thể theo y khoa], nhưng họ tiếp tục tồn tại và cơ thể của họ không trải qua sự thối rữa trong một thời gian khá dài. 

Mới năm ngoái đây thôi, thân thể của một lạt ma dòng Sakya đã giữ được sự tươi mới mà không hư hoại trong hơn hai mươi ngày. Vị ấy đã “chết” tại Dharamsala, nhưng vị ấy vẫn tiếp tục tồn tại trong khi ở Dharamsala, trong thiền định. Rồi sau đó, thân thể của vị ấy được chuyển đến Rajpur thuộc vùng Dehra Dun, và đến đó thì thân thể cũng vẫn còn tươi mới. Thật là chuyện quá ư khác thường. Tôi cũng biết có khoảng mười lăm người Tây Tạng [đã qua đời] mà thân thể không bị thối rữa – có một số người giữ tình trạng như vậy trong vài ba ngày, có một số khác kéo dài lâu hơn, và lâu nhất là ba tuần lễ. Vị trưởng lão giáo thọ của tôi, Ling Rinpoche, đã tồn tại như thế trong mười ba ngày.

Trong một hình thức tốt lành nhất, trạng thái này đây – khi đã chuyển hóa được thành ra một kinh nghiệm tâm linh, thì đây gọi là sự gặp gỡ giữa ánh sáng mẹ và ánh sáng con. Ánh sáng mẹ trong suốt xuất hiện một cách tự nhiên trong khi chết do bởi nghiệp lực. Ánh sáng con trong suốt được phát khởi qua công phu trưởng dưỡng con đường tâm linh, và điều này có thể đạt được qua sự dụng công của một hành giả du già trong giai đoạn thiền định trước đó. Sự hội ngộ giữa ánh sáng mẹ và ánh sáng con thực sự không phải là sự gặp gỡ giữa hai thực thể khác nhau; mà thực ra, ánh sáng mẹ trong suốt của cái chết, do sự tác động của nghiệp mà xuất hiện, nay đã biến trở thành một tri thức tâm linh, tức là ánh sáng con trong suốt. Đây là sự gặp gỡ giữa ánh sáng mẹ và ánh sáng con.

Qua một lối diễn giải khác, ánh sáng con trong suốt được xem là tánh không, và sự gặp gỡ giữa hai ánh sáng trong suốt ở đây nghĩa là không để cho ánh sáng mẹ trở thành một loại tâm thức tầm thường của cái chết, mà ngược lại, phải vận dụng tâm ấy để tâm ấy tập trung vào tánh không của sự vô tự tánh như là đối tượng [thiền định]. Tánh không của sự vô tự tánh này chính là ánh sáng con. Cách diễn giải cho rằng ánh sáng mẹ trong suốt là một tâm thức tầm thường của cái chết là một lối diễn giải phổ biến hơn, nhưng mà ý nghĩa của cả hai lối diễn giải trên đều giống nhau trên mặt tinh yếu.

Xem thêm:

Ánh sáng chân tâm

Nhận biết thân này vô thường, như chiếc bình đất sét. Biết rằng mọi hiện tượng không thể tự hiện hữu, như ảo ảnh.

Đã phá vỡ vũ khí độc hại của tham luyến, quyến rũ tựa đóa hoa –

bạn sẽ vượt qua được đến bờ bên kia, ngay cả khi đối diện với cái chết.

ĐỨC PHẬT


Phật pháp ứng dụng Ánh sáng chân tâm

Theo Tối Thượng Mật Điển Du Già, không có tâm nào vi tế hơn là tâm tịnh quang (ánh sáng trong suốt của chân tâm); tâm ấy hoạt động như là cơ sở nền tảng của tất cả mọi hiện tướng trong luân hồi và niết bàn.

Tâm tịnh quang đã từng hiện hữu liên tục từ vô thủy trong vòng xoay luân hồi. Bởi vì tâm ấy không phải chỉ có mặt nhất thời trong một giai đoạn, cho nên tâm ấy được gọi là tâm nền tảng, trong khi các tâm thức khác, như tâm thức màu đen của cận-thành-tựu, màu đỏ-cam của hiện-tướng-tăng-trưởng và màu trắng của hiện tướng, vân vân… Các loại tâm thức [đen, đỏ-cam và trắng] là những gì mới được tạo ra và sẽ phải ngừng dứt do bởi lực của các điều kiện tác động; do đó, chúng được gọi là tạm bợ và bất định. Còn tâm nền tảng, ánh sáng trong suốt bản lai (vốn sẵn có từ nguyên sơ) và hoàn toàn rỗng rang của chân tâm, là tâm thức sâu xa tột cùng nhất.

Tất cả những tâm thức khác đều được xem như là thô lậu, cho dù trong số đó thì có những mức độ thô thiển và vi tế khác nhau. Nếu nói đến tâm tịnh quang thì ngay cả các tâm thức của hiện tướng màu trắng, hiện-tướng-tăng-trưởng màu đỏ-cam và cận-thành-tựu màu đen nghịt, vốn dĩ là đã vi tế hơn các loại thức bình thường khác rồi, nhưng ba loại tâm thức đó vẫn còn là thô lậu. So với tâm nền tảng trong suốt, nguyên sơ vốn sẵn có, thì ba loại tâm thức kia vẫn là tạm bợ nhất thời, không khác gì các loại tâm thức tầm thường khác.

Từ góc nhìn này, khi ta nói đến thành trì của những vọng tưởng mê lầm đối trước chủ thể và đối tượng (như đã có nhắc đến trong đoản kệ thứ tư) thì các thành trì của những vọng tưởng mê lầm ở đây chính là các hiện tượng tạo ra bởi hành động (nghiệp), và các hành động này thì lại phát sinh từ khái niệm thô lậu của thức ở các mức độ thô thiển khác nhau. Khi mà bạn có khả năng để an trú vĩnh viễn trong ánh sáng trong suốt vốn sẵn có của chân tâm, ngược giòng loại tâm thô lậu hơn ở các mức độ khác, thì sẽ không còn có cơ hội nào để tích lũy nghiệp nữa. 

Tuy nhiên, nếu muốn thường xuyên an trú được trong ánh sáng trong suốt của chân tâm thì bắt buộc bạn cần phải cởi bỏ những chướng ngại đưa đến sự toàn tri toàn giác. Những chướng ngại này chính là sự ô nhiễm của các hiện tướng sai lầm về chủ thể và đối tượng, cho rằng chúng có tự tánh, có thể tự mình hiện hữu. Khi bạn có thể an trú được trong ánh sáng trong suốt của chân tâm thì tất cả các loại thức dựa trên vọng tưởng sẽ ngừng dứt. Cho khi đến được giây phút đó thì bạn sẽ vẫn [tiếp tục] bị sai sử bởi thức ở mức độ thô lậu, bởi các khái niệm tạm bợ, và [như thế thì bạn tiếp tục] tích lũy nghiệp.

Trong giai đoạn cuối cùng của quá trình lìa đời, khi tất cả các thức thô lậu đều tan hòa vào trong [một trạng thái] hoàn toàn rỗng rang – trạng thái của tâm tịnh quang, của tâm thức nền tảng vốn sẵn có, thì vô vàn vô số những đối tượng của thế gian, cùng với những khái niệm phân chia đối đãi như là một hay nhiều, sẽ được làm cho an dịu ngay trong tâm thức vi tế nhất. 

Tất cả các hiện tướng của môi trường sống, cùng với tất cả chúng sinh [sống trong đó], đều tự tháo lui [tan biến đi]. Nếu bạn có thể chuyển hóa ánh sáng trong suốt của cái chết thành một tâm thức đầy đủ phẩm hạnh tâm linh toàn vẹn, thì tâm sẽ nhận ra được khuôn mặt thật của tâm, nhận ra được chân tánh của tâm – là toàn bộ tâm thức nền tảng.

Đối với một người không phải là hành giả, những hiện tướng thô lậu cũng sẽ tháo lui [tan biến]. Tuy nhiên, sự tan biến của những hiện tướng theo quy ước bình thường này không phải là nhờ vào một nhận thức về thực tại xuyên qua thiền định. Trong bốn giai đoạn cuối cùng của quá trình lìa đời, các luồng khí trước đây hoạt động như là những cái yên ngựa để cho thức cưỡi lên, bây giờ các luồng khí đó sẽ trở nên ngày càng vi tế hơn. Vào giai đoạn cuối cùng, khi tất cả các luồng khí tạm bợ chuyên chở thức đã đều tan hòa hết, thì tâm sẽ trở thành giống như là vô phân biệt (cho dù bạn là một hành giả hay không phải là hành giả), và một sự bao la rộng mở cực kỳ vi diệu sẽ hiện đến.

Nhưng nếu là một hành giả thì bạn nên nỗ lực vượt qua tánh không [sự rỗng rang] bình thường này, [vì sự rỗng rang bình thường ấy] chỉ thuần túy là sự vắng bóng của các hiện tướng quy ước. Khi ánh sáng trong suốt xuất hiện, hãy cố gắng chứng ngộ được tánh không phi thường của sự không có tự tánh, nương vào chính ánh sáng trong suốt của chân tâm. Điều này sẽ không xảy ra qua sự ráng sức vào thời điểm của chính cái chết, mà chỉ có thể xảy đến từ năng lực của sự thuần thục mà bạn đạt được trước khi những giai đoạn tan rã xảy ra, và cũng đến từ một sự tỉnh thức mạnh mẽ về tánh không xuyên qua các giai đoạn mà ba tâm thức của các hiện tướng trắng, đỏ và đen chiếu tỏa.

Điều này khẳng định sự quan trọng của công phu rèn luyện liên tục. Các viên đá làm nền móng cho công phu hành trì của chính tôi là sự quán chiếu về bốn giáo lý căn bản, gồm có vô thường, đau khổ, tánh không và vô ngã. Thêm vào đó, một phần trong tám pháp môn hành trì khác nhau trong ngày của tôi là thiền quán về những giai đoạn khác nhau của cái chết. Tôi tưởng tượng ra sự tan hoại của nguyên tố đất vào nước, rồi nguyên tố nước vào lửa, và vân vân. 

Cho dù tôi chưa thể khẳng định là tôi có được kinh nghiệm sâu sắc nào, nhưng mà có một lúc, hơi thở có ngưng lại chút xíu xuyên qua một nghi thức mà trong đó tôi phải quán sự tan biến của tất cả các hiện tướng. Tôi đoan chắc rằng có những kinh nghiệm toàn hảo hơn sẽ hóa hiện nếu hành giả quán tưởng những giai đoạn tan hoại một các chậm rãi và thấu đáo hơn. Bởi vì trong công phu hành trì bổn tôn du già của tôi, tất cả đều xoay quanh việc quán tưởng cái chết, và việc này giúp cho tôi trở nên quen thuộc, thấm nhuần hơn với tiến trình lìa đời. Do đó, vào thời điểm cái chết thực sự xảy đến, đúng lý ra là các nấc thang này đã trở thành quen thuộc lắm rồi. Nhưng còn việc tôi có sẽ thành công hay không thì tôi không biết được.

Một số những người bạn tâm linh của tôi, kể cả những hành giả thuộc truyền thống Đại Viên Mãn của dòng Cổ Mật (Nyingma) trong Phật giáo Tây Tạng, các bạn ấy đã kể lại về những kinh nghiệm sâu sắc của sự tan rã, nhưng các kinh nghiệm này cũng vẫn chỉ ở trong một cảnh giới ‘sao chép’ (mô phỏng) của kinh nghiệm đích thực mà thôi. Có những người Tây Tạng, họ được xem như là đã chết rồi [qua các biểu hiện của cơ thể theo y khoa], nhưng họ tiếp tục tồn tại và cơ thể của họ không trải qua sự thối rữa trong một thời gian khá dài. 

Mới năm ngoái đây thôi, thân thể của một lạt ma dòng Sakya đã giữ được sự tươi mới mà không hư hoại trong hơn hai mươi ngày. Vị ấy đã “chết” tại Dharamsala, nhưng vị ấy vẫn tiếp tục tồn tại trong khi ở Dharamsala, trong thiền định. Rồi sau đó, thân thể của vị ấy được chuyển đến Rajpur thuộc vùng Dehra Dun, và đến đó thì thân thể cũng vẫn còn tươi mới. Thật là chuyện quá ư khác thường. Tôi cũng biết có khoảng mười lăm người Tây Tạng [đã qua đời] mà thân thể không bị thối rữa – có một số người giữ tình trạng như vậy trong vài ba ngày, có một số khác kéo dài lâu hơn, và lâu nhất là ba tuần lễ. Vị trưởng lão giáo thọ của tôi, Ling Rinpoche, đã tồn tại như thế trong mười ba ngày.

Trong một hình thức tốt lành nhất, trạng thái này đây – khi đã chuyển hóa được thành ra một kinh nghiệm tâm linh, thì đây gọi là sự gặp gỡ giữa ánh sáng mẹ và ánh sáng con. Ánh sáng mẹ trong suốt xuất hiện một cách tự nhiên trong khi chết do bởi nghiệp lực. Ánh sáng con trong suốt được phát khởi qua công phu trưởng dưỡng con đường tâm linh, và điều này có thể đạt được qua sự dụng công của một hành giả du già trong giai đoạn thiền định trước đó. Sự hội ngộ giữa ánh sáng mẹ và ánh sáng con thực sự không phải là sự gặp gỡ giữa hai thực thể khác nhau; mà thực ra, ánh sáng mẹ trong suốt của cái chết, do sự tác động của nghiệp mà xuất hiện, nay đã biến trở thành một tri thức tâm linh, tức là ánh sáng con trong suốt. Đây là sự gặp gỡ giữa ánh sáng mẹ và ánh sáng con.

Qua một lối diễn giải khác, ánh sáng con trong suốt được xem là tánh không, và sự gặp gỡ giữa hai ánh sáng trong suốt ở đây nghĩa là không để cho ánh sáng mẹ trở thành một loại tâm thức tầm thường của cái chết, mà ngược lại, phải vận dụng tâm ấy để tâm ấy tập trung vào tánh không của sự vô tự tánh như là đối tượng [thiền định]. Tánh không của sự vô tự tánh này chính là ánh sáng con. Cách diễn giải cho rằng ánh sáng mẹ trong suốt là một tâm thức tầm thường của cái chết là một lối diễn giải phổ biến hơn, nhưng mà ý nghĩa của cả hai lối diễn giải trên đều giống nhau trên mặt tinh yếu.

Xem thêm:
Đọc thêm..